Bệnh gà rù, triệu chứng và các phương pháp điều trị

Bệnh gà rù, triệu chứng và các phương pháp điều trị

Với những người nuôi gà bệnh gà rù hay còn gọi là hội chứng Newcastle luôn là nỗi ám ảnh, bởi đây là căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm thường thấy ở chim và gia cầm. Vậy nguyên nhân gây bệnh từ đâu, triệu chứng lẫn phòng trị bệnh ra sao? Cùng Kênh kèo nhà cái đi tìm câu trả lời cho mình ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn biết gì về bệnh gà rù (Hội chứng Newcastle)

Bệnh gà rù hay còn được biết đến với cái tên khác là hội chứng Newcastle là một bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở các loài chim. Đây là bệnh do tác nhân chính là virus gây ra gây nguy hiểm trên gà và thường xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa đông.

Bệnh gà rù 

Bệnh lây lan rất nhanh qua mọi con đường trên cơ thể cũng như mọi lứa tuổi của gà nên rất dễ biến thành ổ dịch lớn. Tỷ lệ khi mắc phải và chết cực kỳ cao gây nên thiệt hại lớn về kinh tế cho những người trong chăn nuôi gia cầm.

Đặc điểm và nguyên nhân gây ra hội chứng Newcastle

Theo các chuyên gia thì bệnh gà rù do một loại virus thuộc nhóm Paramyxo gây nên thông qua đường tiêu hóa và hô hấp. Theo đó, chú gà bị bệnh có thể lây sang những con gà khác thông qua tiếp xúc hoặc các vật dụng chứa mầm bệnh và có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào của gà.

Xem thêm:  Chân gà chọi đẹp nhất và các tiêu chí để nhận biết

Thêm vào đó, tỷ lệ lây bệnh khá cao cũng như khả năng tử vong lớn. Ngoài gây bệnh cho gà thì virus Paramyxo còn có thể phát triển trên các loài chim và các loại gia cầm khác. Thời gian ủ bệnh tương đối ngắn chỉ khẳng 3-5 ngày rồi tiến triển theo ba thể chính và mỗi thể sẽ có những triệu chúng khác nhau.

Nếu như gà sống sót cũng sẽ để lại di chứng về thần kinh sau này như trẹo cổ, không mổ được thức ăn. Đối với gà bị ở thể mãn tính thường có biểu hiện đi giật lùi, vòng tròn hoặc nghẻo đầu ra sau. Bên cạnh đó, gà bị mắc bệnh Newcastle thường lên cơn co giật, dễ bị kích thích khi có tiếng động mặc va chạm.

Đặc điểm và nguyên nhân gây ra bệnh gà rù 
Đặc điểm và nguyên nhân gây ra bệnh gà rù

Những thể bệnh gà rù thường thấy hiện nay

Bệnh gà rù có thể khả năng lây lan vô cùng nhanh chóng thông qua đường hô hấp, tiêu hóa, tiết dịch và mắc trên mọi lứa tuổi. Hơn hết tỷ lệ chết thường rất cao lên đến 90-100% với thời gian ủ ngắn từ 3-5 ngày theo 3 thể chính như sau: 

  • Thể mãn tính: Giai đoạn này gà sẽ xuất hiện các biểu hiện bất thường như vặn đầu ra sau, đi giật lùi, đi vòng tròn. Bên cạnh đó là mổ nhiều lần không trúng thức ăn, lên cơn co giật và khi bị kích bởi tiếng động hay va chạm. Gà sẽ chết sau 2-3 ngày do đói lẫn kiệt sức.
  • Thể cấp tính: Giai đoạn này gà sẽ xuất hiện tình trạng bỏ ăn, chân lạnh, hắt hơi, khò khè, chảy mũi nhớt trắng – đỏ, khát nước, diều căng mềm và chướng. Ngoài ra gà thường có biểu hiện vươn cổ kêu cho dễ thở, vảy mỏ liên tục cũng như liên tục kêu thành tiếng toác toác. Tỉ lệ chết rất cao và nếu sống sót sẽ để lại di chứng nghẹo cổ, đi vòng quanh, mổ thức ăn không chính xác.
  • Thể cực kỳ cấp tính: Đối với giai đoạn này thì gà sẽ luôn ở trong tình trạng ủ rũ và chết chỉ sau vài canh giờ.
Xem thêm:  Cách chọn gà chọi hay của chuyên gia | kênh kèo nhà cái
Những thể bệnh gà rù thường thấy hiện nay
Những thể bệnh gà rù thường thấy hiện nay

Cách phòng bệnh gà rù như thế nào cho hiệu quả

Để phòng bệnh gà rù bạn có thể sử dụng vắc xin định kỳ và nhỏ Newcastle hệ 2 vào mũi, mắt cho gà 3 ngày tuổi. Đến khi gà được 21 ngày tuổi tiếp tục nhỏ một lượt vào mắt và tiêm Newcastle hệ 1 dưới da gà khi được 2 tháng tuổi.

Ngoài vắc xin ra bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc khác như: Lactose, restos, Imopest,… Bên cạnh đó đừng quên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và tách riêng gà bệnh với gà khỏe ra thành hai khu vực khác nhau. Luôn đảm bảo đầy đủ thức ăn, nước uống cho gà mỗi ngày cũng như phun thuốc sát trùng định kỳ.

Cho đến nay, hội chứng Newcastle vẫn chưa có thuốc đặc trị nên nếu nhận thấy gà của mình có dấu hiệu thì phải bổ sung vitamin C, chất điện giải, kháng thể gumboro ngay lập tức. Đồng thời pha các chất vitamin B, C, tiêm kháng thể cho gà dưới 500 – 1000gam liên tục trong năm ngày với liều lượng từ 1-2ml. 

Cách phòng bệnh gà rù hiệu quả
Cách phòng bệnh gà rù hiệu quả

Bên cạnh đó trong quá trình phòng và điều trị bệnh rù của gà bạn có thể pha thêm các kháng sinh như Tylo-50, Colidox-plus, Neoteslton, K.C.N.D vào nước cho gà uống. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nhưng nếu chủ động phòng tránh lẫn bổ sung dưỡng chất cần thiết sẽ giúp gà tránh bị mắc bệnh hiệu quả.

Lời kết

Như vậy, trên đây Kênh kèo nhà cái đã giới thiệu đến bạn các nguyên nhân, đặc điểm và cách phòng chữa bệnh gà rù. Hy vọng qua bài viết này người chăn nuôi gà có những phương án cho những chú gà của mình. Đặc biệt với các anh em sư kê nhằm giúp gà đá có thể khỏe mạnh nhằm mang về chiến thắng khi đặt cược.

Xem thêm:  Trực tiếp đá gà casino - Đá gà tại Kênh kèo nhà cái
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-nha-cai-i9bet quang-cao-nha-cai-i9bet